08/11/2011
Bút Lông hỏi: Nợ dân đến bao giờ?
Hoàng Dzung
Thật ra Bút Lông chỉ dẫn lời của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đặt ra hồi 2006 trong một phiên họp QH tại Hội trường Ba Đình mà thôi. Song câu hỏi đó nói lên rằng:
- Chủ tịch QH không có thực quyền mà quyền quyết định lập pháp thuộc về một thế lực đứng trên cả QH;
- Thế lực đứng trên QH này đã không nắm được một nghệ thuật chuyên quyền “độc chiêu” mà chuyện dân gian của cha ông ta đã để lại trong truyện “Trạng Quỳnh”, đó là việc Trạng Quỳnh cho phép lính kéo sập nhà và ỉa giữa nhà mình theo lệnh của Chúa Trịnh với điều kiện: Cho kéo nhà mà cấm được reo hò. Cho ỉa giữa nhà mà cấm được đái. Với điều kiện bắt buộc phải tuân thủ đã ra sẵn như vậy thì có mà 10 Luật Biểu tình, 10 Luật về Hội, 10 Luật Tiếp cận thông tin, 10 Luật Trưng cầu dân ý, 10 Luật Báo chí (sửa đổi), 10 lần sửa đổi Hiến pháp… thì Quỳnh đây cũng không “ngán”, bởi vì đố ai đi chệch được quỹ đạo mà Quỳnh đây đã đề ra, bởi vì ai kéo sập nhà mà reo hò thì Quỳnh đây sẽ cắt lưỡi, ai ỉa giữa nhà mà đái bậy thì Quỳnh đây sẽ cắt dái!
Nếu vận dụng đúng “độc chiêu” chuyên quyền này thì cái thế lực đứng trên QH cần gì phải sợ đến nỗi phải “Nợ dân” lâu thế?
Bởi vì, giữa điều kiện bị cắt lưỡi cho tuyệt đường ăn nói và cắt dái cho tuyệt giống nòivà nhu cầu sửa đổi Hiến pháp theo ý của nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An thì chưa chắc dân chúng sẽ chọn cái mà thế lực đứng trên QH đó đang sợ? Giữa hai cái ấy thì chưa chắc dân chúng có nhận ra cái nào mới thực sự làm tuyệt giống nòi trong bối cảnh hiện nay? Có lẽ họ sẽ chọn giải pháp không bị cắt lưỡi và không bị cắt dái, bởi số đông thường chỉ thấy cái gì cụ thể và gần gũi; những nguy cơ xa vời thường bị họ cho là hơi đâu mà lo. Cứ ung dung tự tại như Trạng Quỳnh: Đừng sợ!
Chỉ có điều:
- Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuyết phục triệu triệu đồng bào, kéo theo sự ủng hộ, đồng tình của tất cả các đảng phái khi…” đất nước lâm nguy thì liệu có là sự bức xúc của những “đại diện của dân” trong Quốc hội của ta trong bối cảnh của đất nước hiện nay hay không mà thôi?
- Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuyết phục triệu triệu đồng bào, kéo theo sự ủng hộ, đồng tình của tất cả các đảng phái khi…” đất nước lâm nguy thì liệu có là sự bức xúc của một “Nhà nước của dân, do đân và vì dân” như nhà nước ta hay không mà thôi?
- Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuyết phục triệu triệu đồng bào, kéo theo sự ủng hộ, đồng tình của tất cả các đảng phái khi…” đất nước lâm nguy thì liệu có là nỗi bức xúc của một “Đảng của toàn dân” như Đảng ta hay không mà thôi?
Câu hỏi được đặt ra ở đây là:
Tại sao đã là “đại diện của dân”, đã là “Nhà nước của dân, do đân và vì dân”, đã là “Đảng của toàn dân” mà lại sợ “trưng cầu ý dân” đến làm vậy?
Xin các “chủ thể” trả lời giùm cho dân chúng tôi được rõ:
Các chủ thể ấy, thực chất họ là ai vậy?
H.Dz.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment